Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Điểm mặt khoai tây Trung Quốc tại chợ nông sản Đà Lạt

(TNO) Như Thanh Niên Online phản ánh, từ trung tuần tháng 6 đến nay có 44 tấn khoai tây Trung Quốc được chở ngược lên Đà Lạt để “tân trang” trước khi xuất bán đi các tỉnh và TP.HCM.



Có mặt tại chợ nông sản Đà Lạt, PV Thanh Niên Online chứng kiến các vựa khoai thản nhiên “nhuộm” đất đỏ Đà Lạt cho khoai Trung Quốc. Ngày 28.6, tại chợ nông sản Đà Lạt, các vựa khoai tây công khai “tân trang” khoai Trung Quốc trước sự “bất lực“ của ban quản lý chợ.
Theo chứng từ Ban quản lý chợ nông sản cung cấp cho báo chí, khoai tây Trung Quốc nhập về chợ (tất cả đều có chứng từ hợp lệ) chỉ với giá 3.380 đồng/kg. Nhưng sau khi “tân trang” xuất bán được từ 10.000-12.000 đồng/kg, chỉ thua giá khoai tây Đà Lạt 2.000-3.000 đồng/kg.
Theo ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, đây là sự kinh doanh nhập nhèm, gian lận thương mại; vì khoai tây Đà Lạt có thương hiệu và chất lượng cao hơn hẳn khoai tây Trung Quốc.

Khoai tây Trung Quốc tràn ngập chợ nông sản Đà Lạt

Phơi đất đỏ để “nhuộm” cho khoai tây Trung Quốc

“Khoác áo mới” cho khoai tây Trung Quốc

Khoai tây Trung Quốc củ thon dài, kích cỡ khá đồng đều

Phân loại khoai tây Trung Quốc

Khoai Trung Quốc chuẩn bị xuất đi các tỉnh

Khoai tây Đà Lạt củ vừa phải có hình bầu dục hoặc tròn
Để giúp người tiêu dùng phân biệt khoai tây Trung Quốc và Đà Lạt, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến cáo, khoai Trung Quốc củ to, thon dài, kích cỡ củ khá đồng đều, mắt củ to vỏ dày, ít bị trầy xước, bóng đẹp, trên vỏ có các chấm li ti; ít tinh bột hơn khoai tây Đà Lạt. Còn khoai tây Đà Lạt củ vừa phải, thường có hình bầu dục hoặc tròn, nhiều kích cỡ, mắt củ ít và nhỏ, vỏ mỏng nên dễ bị trầy xước.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Giật mình những loại hoa quả bán ở Hà Nội giá chỉ dưới 10.000 đồng/kg

Củ đậu 5.000 đồng/kg, mận cơm, dưa chuột 6.000 đồng/kg, dưa hấu, đào 8.000 đồng/kg, thanh long 10.000 đồng/kg… Đó là những mức giá "bèo như cho" khiến ai cũng xót xa. 

Nông sản Trung Quốc ngập chợ Việt

Trong vai thương lái nhiều ngày thâm nhập thực tế, tìm hiểu về những con đường nhập khẩu và phân phối rau quả Trung Quốc vào Việt Nam, PV Thanh Niên nhận ra rằng lợi nhuận khổng lồ chính là lý do khiến hàng Trung Quốc ngập tràn thị trường nội địa.

Bản tin giá nông sản – Thủy sản ngày 16/6/2014 đến 22/6/2014

Khoảng một tuần nay nhiều nơi ở ĐBSCL có mưa liên tục làm ảnh hưởng đến việc thu hoạch lúa hè thu, làm lúa bị đỗ ngã hàng loạt khiến chi phí thu hoạch tăng cao, tỷ lệ hao hụt nhiều và chất lượng lúa cũng bị ảnh hưởng; trong đó lo nhất là giá lúa có chiều hướng sụt giảm và thương lái cũng hạn chế thu mua. Giá lúa tươi loại thường sụt chỉ còn 3.400 - 3.700 đồng/kg; lúa tươi hạt dài ở mức 4.300 - 4.400 đồng/kg… bình quân giảm 100 - 200 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 6 -2014. Theo Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đẩy mạnh tiến độ thu mua lúa hè thu nhằm tránh nguy cơ giá lúa tiếp tục giảm và ùn ứ đầu ra khi các tỉnh đồng loạt thu hoạch rộ trong thời gian tới…

Nông dân miền Tây đuối sức vì nông sản nghẽn đầu ra

Lúa đầu vụ giảm giá, hàng loạt nông sản khác ở miền Tây cũng ùn ứ vì thiếu đầu ra.
 
Mới bước vào đầu vụ lúa hè thu 2014, nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã gặt "hạt đắng" vì giá giảm mạnh. Ông Dương Văn Châu ở huyện Châu Thành (Trà Vinh) cho biết, giá lúa tươi loại thường chỉ còn 3.400- 3.700 đồng một kg, lúa tươi hạt dài ở mức 4.300- 4.400 đồng một kg, giảm bình quân 100- 200 đồng một kg so với nửa tháng trước.


Chưa phát hiện độc tố trong nông sản Trung Quốc

Kết quả kiểm tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng với một số nông sản (khoai tây, cà rốt, tỏi) nhập từ Trung Quốc không phát hiện dư lượng bảo vệ thực vượt ngưỡng cho phép.

Triển vọng hợp tác nâng cao giá trị nông sản với Nhật Bản

(Chinhphu.vn) - Nhiều DN Nhật Bản mong muốn được hợp tác, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản tại Việt Nam.
Tại buổi hội thảo trao đổi ý kiến giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Nhật Bản trong phát triển ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam, các DN Nhật Bản mong muốn được đưa kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Nhật Bản vào Việt Nam, nhằm kết hợp với lợi thế phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam; qua đó đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản tại Việt Nam. 

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Dưa hấu 2.000 đồng/kg: Mát lòng khách, đắng lòng nông dân

Giá dưa hấu bán tại Tam Thanh, Phú Ninh (Quảng Nam) chỉ còn 1.700 - 2.000 đồng/kg.
Tại xã Tam Thanh, dưa hấu chất đống bên đường vì không bán được. Sau khi thu hoạch dưa, người dân phủ lá, cỏ lên trên để tránh nắng, gió, chờ thương lái đến thu mua.
Thời điểm này, giá dưa hấu tại đây rớt thê thảm, chỉ còn 1.700 đến 2.000 đồng/kg.
Đầu vụ, mỗi kg dưa có giá 4.000 - 5.000 đồng. Rẻ như vậy nhưng cũng không nhiều người mua.
Ông Lê Văn Công, người trồng dưa tại Tam Thanh cho biết, có tình trạng phân vùng thương lái là tại miền Bắc cũng xuất hiện nhiều nơi trồng dưa hấu, trong đó có tỉnh Hưng Yên.
Theo lời ông Công, dưa ế ẩm còn do tình hình giao thương với lái buôn Trung Quốc cũng không trôi chảy như trước.
Các năm trước, người trồng dưa tại Tam Thanh, Phú Ninh có thể thu 17 - 18 triệu đồng/vụ. Nhưng năm nay, doanh thu chỉ khoảng 4 triệu đồng/vụ.
Mua dưa rẻ như bèo, các thương lái còn được chọn từng quả. Trung bình, mỗi quả dưa có trọng lượng khoảng 3 - 4 kg, tương đương với mức giá 6.000 - 8.000 đồng.
Không ít người vẫn để dưa chín ở ruộng vì giá quá rẻ.


Trong khi dưa bán tại ruộng chỉ 1.700 - 2.000 đồng/kg, thì tại thị trường phía Bắc, giá dưa miền Trung rẻ nhất cũng 6.000 - 10.000 đồng/kg.
Dưa Sài Gòn đắt hơn, giá khoảng 16.000 - 20.000 đồng/kg.

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Tìm lối ra cho hàng nông sản

Nhiều loại trái cây rớt giá trong thời gian qua, nay đến lượt vải thiều. Hiện đang vào mùa thu hoạch vải thiều, tại nhà vườn, thương lái thu mua 6.000-10.000 đồng/kg, chỉ bằng phân nửa so với giá cùng kỳ năm ngoái 

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

30% trái cây Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu


Theo Chi cục bảo vệ thực vật TP.HCM, hiện trong số trái cây Trung Quốc đang có mặt trên thị trường TP.HCM, có gần 30% bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu, tập trung chủ yếu là 3 loại trái cây: quýt, lê và táo.
30% trái cây Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu 

Trái cây được mùa, lộ điểm yếu

Việc trồng và kinh doanh trái cây của nước ta vẫn còn mang nặng tính tự phát, nhỏ lẻ, không có nhiều vùng chuyên canh… Thói quen tiêu dùng tại thị trường trong nước chủ yếu là ăn trái cây tươi, ngành chế biến trái cây vẫn chậm phát triển... không thể tránh khỏi việc được mùa mất giá.

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Sản xuất trái cây theo “tín hiệu” thị trường

Mùa rộ trái cây ĐBSCL thường “đụng hàng” mùa thu hoạch tập trung ở miền Đông, Tây Nguyên và miền Bắc, nên lượng cung ra thị trường khá lớn gây khủng hoảng thừa, rớt giá. Do vậy, việc điều chỉnh mùa vụ, sản lượng trái cây đáp ứng nhu cầu thị trường là vấn đề rất cần thiết.

Thương nhân Trung Quốc lén lút thuê đất trồng dưa hấu

Không thông qua chính quyền địa phương các cấp, nhiều thương nhân Trung Quốc vẫn tới các huyện Chư Sê, Chư Prông… thuộc tỉnh Gia Lai để thuê đất trồng dưa hấu.

 

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Phá vòng luẩn quẩn nông sản

Để ngành nông nghiệp phát triển bền vững thì công tác quy hoạch sản xuất phải gắn với thị trường tiêu thụ, lựa chọn các sản phẩm đặc thù, liên kết với các vùng khác, tạo điều kiện cho nông ngư dân yên tâm sản xuất theo quy hoạch, tránh rủi ro. 

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Mua bán hàng nông sản không phải tính thuế GTGT

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đưa ra các vướng mắc liên quan đến việc thực hiện các chính sách thuế

Tổng cục Thuế đã có Công văn số 1829/TCT-CS (CV 1829) giải đáp các vướng mắc lớn của các doanh nghiệp (DN), xuất khẩu (XK) thủy sản về thuế GTGT; việc xử lý hóa đơn bán hàng thủy hải sản mới qua sơ chế thông thường hoặc chưa chế biến đã ghi thuế suất 5%; thuế GTGT của hàng thủy sản XK bị trả về; khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi bán sản phẩm thủy hải sản mới qua sơ chế, chưa chế biến.
Trước đó, Vụ Tài chính (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng đã tổ chức cuộc họp với các hiệp hội và DN thủy sản để trao đổi và làm rõ các kiến nghị xung quanh các quy định về thuế GTGT tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP (NĐ 209) của Chính phủ và Thông tư số 219/2013/TT-BTC (TT 219) hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang vướng thủ tục thuế

Các DN thủy sản đã nêu 3 vướng mắc và kiến nghị về một số quy định của NĐ 209 và TT 219 về định đối tượng không chịu thuế GTGT, trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT và thủ tục hoàn thuế GTGT phải kèm báo cáo tồn kho.
Tổng cục Thuế hướng dẫn, giải đáp cụ thể cho các DN thủy sản về việc xử lý hóa đơn bán hàng thủy hải sản mới qua sơ chế thông thường hoặc chưa chế biến đã ghi thuế suất 5%. Theo quy định DN, HTX nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho DN, HTX ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp DN, HTX nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.
Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho DN, HTX đã lập hóa đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định.
Như vậy, trong trường hợp người bán là DN, HTX đã lập hóa đơn GTGT, ghi thuế GTGT khi bán sản phẩm thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho DN, HTX khác thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai và tính nộp thuế GTGT. Trường hợp người bán đã xuất nhiều hóa đơn GTGT cho cùng một người mua thì khi điều chỉnh, người bán được xuất 1 hóa đơn điều chỉnh kèm theo bảng kê các hóa đơn điều chỉnh.
Trường hợp nộp thuế GTGT đối với hàng thủy sản XK bị trả về thì theo quy định của Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT. Theo đó, DN XK hàng hóa nhưng bị phía nước ngoài trả về thì khi nhập khẩu lại Việt Nam DN phải thực hiện kê khai nộp thuế GTGT như hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. DN được khấu trừ thuế GTGT căn cứ vào chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo quy định.
Việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi sản phẩm thủy hải sản mới qua sơ chế, chưa chế biến theo quy định thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT sẽ được khấu trừ toàn bộ. Như vậy, DN, HTX bán thành phẩm là thủy, hải sản mới qua sơ chế thông thường hoặc chưa qua chế biến thành sản phẩm khác cho DN, HTX khác thì không phải kê khai, tính và nộp thuế GTGT và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ toàn bộ.

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Để hàng nông sản Việt không quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc

Muốn không quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, câu trả lời là phải đa dạng hóa thị trường, nhất là phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường “ngách” nhằm tạo điều kiện tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp “chất lượng cao”.

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Xuất khẩu sang Trung Quốc: Nhiều hàng nông sản gặp khó

Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường tuy nhiên, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của ta sang Trung Quốc đang sụt giảm lượng xuất cũng như giá cả.

Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường kể từ khi nước này đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu (XK) của ta sang Trung Quốc đang sụt giảm lượng xuất cũng như giá cả.

Đồng loạt giảm ở nhiều mặt hàng

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, giá mủ cao su SVR3L (chưa bao gồm thuế) tại thị trường cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (cửa khẩu chủ lực XK cao su sang Trung Quốc) những ngày cuối tháng 5 chỉ còn 11.500-11.600 NDT/tấn (1 NDT = 3.370 đồng, tương đương với 38,7 triệu đồng/tấn).

Với mức giá này, trung bình mỗi tấn cao su XK, các doanh nghiệp (DN) lỗ ít nhất 5 triệu đồng. Ở nhiều vườn cao su liên kết và cao su tiểu điền tại Tây Nguyên, nông dân đã ngừng cạo mủ vì tiền bán sản phẩm thấp hơn chi phí, chỉ bán được cao su mủ tươi với giá 7.500-8.000 đồng/kg.

Thanh long Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với loại quả này của Trung Quốc.

Ngành điều cũng gặp khó khăn. Ông Đặng Hoàng Giang- Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, Trung Quốc đang là thị trường XK lớn thứ hai của ngành điều Việt Nam, chiếm 20% tổng kim ngạch XK. Song các DN Trung Quốc lại đang giảm nhập của ta. Tương tự là mặt hàng thanh long. Chính phủ Trung Quốc đang có chính sách về hỗ trợ cấp đất, vay vốn ưu đãi, hơn nữa giống thanh long Trung Quốc lại tốt hơn Việt Nam, khiến thanh long Việt khó cạnh tranh.

Ông Nguyễn Văn Kỳ-Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), cho biết, chúng ta cần quy hoạch lại vùng trồng thanh long, hạn chế trồng tự phát, chú trọng chất lượng và giảm dần sự phụ thuộc XK vào Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các mặt hàng thủy sản, gạo cũng đang sụt giảm giá mạnh do Trung Quốc không thu mua mạnh như trước. Hiện tình trạng các thương lái thu mua tôm thẻ chân trắng nguyên liệu XK ồ ạt sang Trung Quốc không còn nên giá tôm giảm mạnh. XK gạo sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch cũng đang bị “kẹt” do DN chủ động tạm ngừng đưa hàng sang vì e ngại rủi ro trong khâu giao nhận và thanh toán...

Tự cân đối trong sản xuất

Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng cho rằng, dù chưa bị tác động mạnh, song không thể phủ nhận sự cố Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông đã khiến hoạt động buôn bán, thương mại giữa 2 nước bị tác động về tâm lý, hàng hóa lưu thông có phần chững lại.

Các đối tác Việt Nam lúc này phải “quân tử phòng bị gậy” - tự cân đối, điều tiết hợp lý hàng XK sang Trung Quốc cũng là việc buộc phải làm.

Vì thời gian vừa qua, thương lái Trung Quốc thu mua nông sản, thủy sản nhưng không trả tiền hoặc hủy bỏ hợp đồng đã xảy ra trên thực tế. Gian thương Trung Quốc có thể nhân cơ hội này mà gây khó, ăn quỵt tiền của thương nhân Việt Nam.

Bộ Công Thương cho biết, thực tế hiện nay Trung Quốc vẫn nhập khẩu tới 70 - 75% toàn bộ giá trị XK cao su; đứng thứ 4 về thị trường XK thủy sản của ta; chiếm trên 1/3 sản lượng gạo XK của Việt Nam; 67% lượng thanh long, gần 100% sản lượng sắn...

Hàng nông sản đua nhau giảm giá

Giá trái cây giảm là do đang vào mùa, một phần do xuất bán sang Trung Quốc đang gặp khó khăn

Giá nhiều loại trái cây ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ gần đây đua nhau giảm giá khá mạnh. Trong đó có không ít loại trái cây bán dưới giá thành, giá bán không đủ trả tiền nhân công thu hoạch. Trái cây quá lứa treo đầy trên cây, nhà vườn không mặn mà đến việc thu hoạch. Không chỉ có mặt hàng trái cây mà các mặt hàng nông sản khác như điều, cao su cũng rớt giá.