Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Nghịch lý xuất nhập nông sản

Là một nước nông nghiệp chủ lực nhưng mỗi năm xuất khẩu lúa gạo của cả nước chưa bằng một nửa kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. 

Phụ thuộc Trung Quốc: Nông sản chủ lực chịu trận

Những mặt hàng chính như gạo, cao su, chè, sắn và các sản phẩm sắn… đã có sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu gạo, cao su giảm mạnh

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014, trong số ngành hàng có sự sụt giảm cả về giá trị và sản lượng xuất khẩu sụt giảm mạnh nhất là ngành hàng cao su và lúa gao.


Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

5 trái cây giúp làm sạch gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, là cơ quan duy nhất trong cơ thể có khả năng tái sinh vì nó có thể thay thế các mô tổn thương bằng các tế bào mới. Nó giúp chuyển hóa chất béo, là môi trường giải độc hóa chất, sản xuất chất hóa sinh cần thiết cho tiêu hóa…

Thêm vào đó, nó có trách nhiệm tổng hợp cholesterol, tổng hợp protein và thải ra các chất độc hại. Vì vậy, làm sạch gan là việc hết sức cần thiết để giúp nó thực hiện chức năng của mình một cách hoàn hảo.

Dưới đây là 5 loại trái cây giúp làm sạch gan:

1. Bưởi

Bưởi có chứa các hợp chất kích thích việc sản xuất và hoạt động của các enzym hỗ trợ trong giải độc gan. Hơn nữa, nó giúp làm sạch và đào thải các chất gây ung thư ra khỏi gan.

Ngoài ra, bưởi còn là loại trái cây tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn quá vì nó làm giảm cholesterol (cholesterol xấu), ngăn ngừa sỏi thận và bảo vệ chống lại một số loại ung thư (ung thư gan, ung thư dạ dày…). Loại trái cây có tính axit này cũng giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Tuy nhiên, khi muốn sử dụng bưởi để làm sạch gan, mọi người nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Bởi vì khi ăn bưởi có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc như: thuốc chống tăng huyết áp, tim mạch, bổ sung canxi, hạ mỡ máu…

2. Cam, quýt

Cam và quýt là một nguồn cung cấp vitamin C, vitamin E, vitamin B1, vitamin B3, vitamin B9, và caroteniods… rất phong phú. Bên cạnh đó, chúng còn chứa magiê, đồng và kẽm nên rất có lợi cho sức khỏe

Tất cả những chất dinh dưỡng có trong cam đều cần thiết để hỗ trợ sức khỏe của gan. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa trong bưởi còn giúp loại bỏ kí sinh trùng trong gan, đào thải các độc tố trong gan rất tốt.

Nhưng hiện nay trên thị trường bày bán rất nhiều các loại cam, quýt không rõ nguồn gốc hay có chứa thuốc bảo vệ thực vật nhiều… nên mọi người nên lựa chọn nơi mua để không ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình.
 

3. Bơ

Quả bở có chứa chất xơ, chất béo lành mạnh và các vitamin như: vitamin B, vitamin C và vitamin E. Đây là những chất dinh dưỡng tốt sức khỏe và tốt cho gan. Bơ sản xuất một chất chống oxy hóa gọi là glutathione giúp tăng khả năng làm sạch của gan.

Ngoài ra, loại quả này còn bảo vệ gan tránh được một loại độc tố mạnh mẽ (galactosamine). Chỉ cần ăn 1-2 quả bơ một tuần là đã giúp cho sức khỏe của gan.

4. Táo

Táo hoặc nước táo giúp làm sạch gan bởi vì nó rất hữu ích trong việc giải độc tố khỏi cơ thể. Nước ép táo có chứa axit malic giúp hòa tan sỏi mật.

Trong táo còn có chứa một chất xơ gọi là pectin, đây là chất có tác dụng giúp cơ thể đào thải các kim loại nặng được tích lũy từ thực phẩm, nó còn giúp loại bỏ các vi khuẩn đường ruột, viêm bàng quang, ngăn ngừa các bệnh về gan và da.

5. Chanh

Quả chanh có tác dụng kích thích giải độc và cân bằng mức độ pH trong cơ thể. Là loại quả giàu vitamin C, chanh giúp gan đào thải các chất béo và chất thải sinh hóa ra khỏi cơ thể.

Uống nước chanh ấm buổi sáng để giúp kích thích sản sinh các enzym trong gan nhằm loại bỏ chất thải độc hiệu quả.

Ngoài ra, mọi người nên lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho gan. Nên hạn chế ăn  đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay… sẽ ảnh hưởng tới gan. Đồng thời, không nên uống quá nhiều bia rượu, café, thuốc lá hay các chất kích thích sẽ làm gan bị tổn thương nhanh hơn.

Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã khuyên mọi người, nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm cũng như điều trị bệnh được kịp thời. Bảo vệ sức khỏe của mình chính là đang bảo vệ chính lá gan của bạn.

Truy tìm hóa chất cực độc giúp trái cây một tháng vẫn... tươi

Vào vụ trái cây năm nay, trên thị trường hóa chất "chợ đen" vừa xuất hiện một “sát thủ” mới đang được những người buôn trái cây vô lương tâm săn tìm. Theo đồn đại, trái cây ngâm loại hóa chất này có thể tươi lâu cả tháng.

Dân Hà Nội chi tiền triệu mua trái cây rừng

Được cho là hàng hiếm, mới lạ... gần đây một số trái cây rừng rất hút khách, đặc biệt là với người dân Thủ đô.

Trái cây rừng rủ nhau xuống phố
Không bày bán tràn lan ngoài thị trường như những loại trái cây thông thường, song, một số loại trái cây  rừng giờ cũng bắt đầu xuống phố phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô.
Khảo sát tại các shop online, thấy xuất hiện khá nhiều loại  trái cây rừng của khắp các vùng miền, như: sim rừng ở Phú Quốc, Quảng Ninh; trái xay rừng đặc sản của các tỉnh miền Trung; thanh mai, mắc mật ở Tây Bắc...
Anh Trần Văn Công (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) chuyên bán các loại  trái cây rừng Tây Bắc, cho biết, trước kia, các loại  trái cây rừng thường chỉ được dân trong vùng hái về ăn chứ không mua bán gì. Nhưng giờ thì khác, nhu cầu của dân thành thị, nhất là ở Hà Nội, khá cao nên anh gom hàng từ các tỉnh Tây Bắc rồi đánh xuống Hà Nội bán.
Dân Hà Nội chi tiền triệu mua trái cây rừng
Các loại trái cây rừng đang rất hút khách    

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Bản tin giá Nông sản – Thủy sản ngày 14/7/2014 đến 20/7/2014

Trong tuần, giá lúa thu mua ở ĐBSCL đang nhích lên tằng từ 50-200 đ/kg so với tuần trước: giá lúa khô tại kho loại thường trong tuần này dao động từ 5.450-5.550 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg ; lúa dài từ 5.650-5.750 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg; lúa IR 50404 giá từ 4.700 - 4.800 đồng/kg tăng 200 đ/kg . Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.000 – 7.100 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.900 – 7.000 đ/kg tùy chất lượng và địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.400 – 8.500 đ/kg, gạo 15% tấm 7.900 – 8.000 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.500 – 7.600 đ/kg tùy chất lượng và địa phương. Tuy giá lúa gạo tăng nhưng nhiều nông dân không vui vì đã bán hết lúa hè thu cho thương lái cách nay gần 1 tháng với giá khá thấp so với hiện nay và tính ra trung bình mỗi công lời chưa tới 2 triệu đồng. Nhiều chuyên gia ngành lúa gạo cho rằng việc chỉ trông chờ vào thị trường xuất khẩu nhưng không dự báo được tình hình sẽ luôn đẩy nông dân vào cảnh chịu thiệt. Đáng lẽ DN phải có thị trường trước, từ đó lên kế hoạch 1 năm xuất bao nhiêu rồi đặt hàng nông dân. Nhưng hiện nay,ngành lúa gạo Việt Nam đi ngược lại: Nông dân cứ trồng, khi có nhu cầu, thị trường thì DN mới mua.


Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của quả Thanh long

(Dân trí) - Thanh long đang dần trở thành một loại trái cây ưa thích của nhiều người bởi mềm và mát. Đây là loại quả khá rẻ khi vào mùa nhưng có nhiều lợi ích sức khỏe không kém các loại quả đắt tiền.

Thanh long có chứa vitamin C, B1, B2 và B3, và khoáng chất thiết yếu bao gồm phốt pho, sắt và canxi. Một trái thanh long có chứa khoảng 60 calo. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của loại quả này.
1. Chống oxy hóa

1. Chống oxy hóa
Thanh long là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp làm giảm tác dụng của những gốc tự do gây tổn hại tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, loại quả này cũng có tác dụng chống ung thư.
2. Ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa
Loại trái cây này giữ cho làn da luôn căng và khỏe. Mặt nạ kết hợp thanh long và mật ong là một loại mặt nạ tự nhiên để thay thể những loại mặt nạ chống lão hóa đắt tiền khác.
Bạn có thể rửa sạch da sau 15-20 phút để có làm da đẹp như mong muốn.
3. Cải thiện sức khỏe tim mạch

3. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Sống trong thời đại bận rộn và nhiều căng thẳng, rất nhiều người gặp phải những vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe tim mạch.
Thanh long có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol xấu và bổ sung thêm cholesterol tốt.
Trái cây này rất giàu chất béo không bão hòa đơn giúp trái tim được nghỉ ngơi trong tình trạng tốt nhất.
4. Kiểm soát và phòng chống bệnh tiểu đường
Thanh long là một nguồn tuyệt vời của chất xơ và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Chất xơ giúp ổn định lượng đường trong máu bằng. Nhưng bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi thêm thanh long trong chế độ ăn uống.
5. Cải thiện hệ thống tiêu hóa

5. Cải thiện hệ thống tiêu hóa
Ăn thanh long cũng có thể giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Thanh long có hàm lượng chất xơ rất cao, có thể cải thiện tiêu hóa kém và giảm chứng táo bón.
6. Bảo vệ tóc
Thoa nước ép thanh long lên tóc và rửa sạch sau 15-20 phút. Phương pháp này sẽ giúp bảo vệ tóc nhuộm màu hoặc đã từng sử dụng hóa chất trở nên suôn mượt và chắc khỏe.
7. Làm mịn da
Bạn lo lằng về làn da bị cháy nắng? Đừng lo, bạn có thể kết hợp thanh long với mật ong và nước ép dưa chuột và thoa lên các vùng da bị cháy nắng. Thanh long là giàu vitamin B3, giúp thoát nhiệt và giữ ẩm vùng da bị cháy nắng.
8. Điều trị mụn trứng cá
Thanh long là một thuốc tự nhiên để trị mụn trứng cá không chỉ cho thanh thiếu niên mà còn phù hợp với người lớn. Nó có chứa vitamin C và cũng là một loại thuốc mỡ tự nhiên tuyệt vời.
Chỉ cần cắt một vài lát thanh long và đắp lên những vùng có mụn trứng cá, sau đó, rửa sạch. Áp dụng hai lần mỗi ngày để có làn da không còn mụn trứng cá.
9. Giảm viêm khớp

9. Giảm viêm khớp
Một trong những lợi ích sức khỏe tốt nhất của thanh long là giúp giảm viêm khớp. Thanh long được gọi là trái cây chống viêm. Những người bị viêm khớp được khuyến khích thêm thanh long trong chế độ ăn uống lành mạnh của họ.
10. Tốt cho mắt
Thanh long rất giàu vitamin A ở dạng carotene- loại chất cần thiết cho võng mạc, độ sáng và tầm nhìn của mắt. Nhiều vấn đề về mắt, đặc biệt là thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, có thể được gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin A. Thanh long có tác dụng duy trì và cải thiện thị lực.
An Nhiên

Laba banana return to its throne

LAM DONG — Fruit fans are now able to enjoy the famed Lababanana grown in the Tay Nguyen (Central Highlands) province of Lam Dong that were once served to Nguyen Dynasty kings but virtually wiped out by disease towards the end of last century.

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Nông trại chuối La Ba tại Lâm Đồng

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng
- Cách quốc lộ 20 khoảng 50m
- Nằm ở độ cao 1000m so với mặt nước biển
QUY MÔ : trên 50 ha



MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG
Các hoạt động của trang trại được tổ chức theo mô hình khép kín, theo hướng canh tác an toàn bền vững, ứng dụng tối đa các công nghệ kĩ thuật cao trong các hoạt động trồng trọt của trang trại như:
- Sử dụng công nghệ cấy mô In-vitro trong khâu nhân và tạo giống,
- Ứng dụng công nghệ men vi sinh phối hợp với việc tận dụng những phế phụ phẩm của hoạt động nuôi trồng tại địa phương làm nguyên liệu cho việc sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ phục vụ cho hoạt động trồng trọt của trang trại.
- Trang bị hệ thống tưới tự động kết hợp với các giếng khoan công nghiệp để chủ động cho việc tưới tiêu nhằm giúp trang trại có thể luôn tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao với năng suất tối ưu nhất.

SẢN PHẨM CHÍNH CỦA TRANG TRẠI

Chuối Laba :
• Chuối Laba thuộc nhóm chuối Cavendish AAA, hiện tại có 2 dòng chính : dòng thân trắng và dòng thân tím, cây chuối cao từ 3- 3,5 m , mỗi buồng có khoảng từ 10 – 12 nải, trọng lượng trung bình từ 40 – 50 kg. Người dân vùng Phú Sơn vẫn quen gọi là chuối Laba với cái tên là chuối Dạ Hương, và lại chia nó làm hai loại nhỏ là Dạ Hương Cao và Dạ Hương Cùi.
Chuối Laba có buồng dài, quả chuối to có hình dáng đẹp, dài và hơi cong, khi chín có vỏ mỏng, màu vàng tươi. Thịt quả có màu vàng sánh, dẻo, ngọt và có mùi thơm đặc trưng.

Liên Hệ : 

CTY TNHH QUÁN QUÂN
94-96 Tạ Uyên, Q.11, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.(Vị Trí)
ĐT: (+84) (08) 3955.6067-3855.0516
Fax: (+84) (08)855.0515
www.agricultureviet.com
www.agricultureviet.org
Người liên hệ:
Mr. Nguyễn Thanh Hồ (Quản lý giao dịch quốc tế)
Mobile: +84 903803975
Mr. Nguyễn Thanh Hoàng (Bộ phận kinh doanh)
Mobile: +84 938004161
Email : sale.agricultureviet@gmail.com


Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Tìm thị trường tiêu thụ chuối La Ba





Sau hơn một năm hoạt động, Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt đã xây dựng trang trại và liên kết với nông dân trồng chuối La Ba, thu hoạch bảo quản theo kỹ thuật mới, đã từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ từ trong nước đến xuất khẩu.


La Ba - "chuối tiến vua" không phải ai cũng biết

Giống chuối đặc biệt thơm ngon được người dân cung tiến cho vua Bảo Đại trong thời gian ông sống ở Đà Lạt - chuối La Ba - còn được gọi là “chuối tiến vua”.

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Nông sản Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường

Mặc dù nhiều lần được cảnh báo, rau quả Trung Quốc vẫn tràn ngập các chợ, đặc biệt là các loại rau quả trái mùa.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Nông sản Việt Nam: Bớt dựa vào thị trường Trung Quốc

(ĐSPL) - Do mất lợi thế về giá cũng như về chất lượng, Việt Nam đã mất nhiều thị trường quan trọng vào tay các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Thái Lan.
Nông sản Việt Nam: Bớt dựa vào thị trường Trung Quốc - Ảnh 1

Nông sản Việt Nam cần bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc

Tin tức cho hay việc mất những thị trường truyền thống này càng làm tăng thêm sự phụ thuộc của gạo Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam gần đây cho biết là có lẽ do lo ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông, nên thương nhân Trung Quốc đang đẩy mạnh nhập khẩu gạo của Việt Nam. Là quốc gia có đến 1,4 tỷ dân và không thể sản xuất đủ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, Trung Quốc bắt buộc phải tiếp tục nhập khẩu lương thực từ những nước như Việt Nam.
Theo RFI, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam, với số lượng gạo chiếm đến gần 50 % sản lượng của Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập đến gần 42 % lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Năm nay, theo dự báo, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ lên tới 7 triệu tấn, và cứ theo đà này thì ít nhất 3 triệu tấn xuất sang Trung Quốc.
Với mức độ phụ thuộc ngày càng cao như vậy, chưa ai có thể dự báo được những rủi ro rất lớn nếu như thị trường Trung Quốc đột ngột dừng mua gạo Việt Nam, trong trường hợp căng thẳng giữa hai nước leo cao hơn nữa.
Không chỉ có gạo, mà nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam cũng đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào thị trường Trung Quốc. Trên trang mạng Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, tác giả Lê Hữu Đức giải thích: “ Việt Nam đang sản xuất nông sản theo kiểu ‘mạnh ai nấy làm’: không theo những quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn chặt chẽ, không rõ xuất xứ, nguồn gốc... chỉ có thể được chấp nhận ở thị trường Trung Quốc vốn có trình độ sản xuất và tiêu dùng tương đương. Tất nhiên là với giá thấp”.
Ngoài việc bị phụ thuộc vào thị trường, nông dân Việt Nam còn tiếp tục bị các thương lái Trung Quốc thao túng. Vào cuối tháng Ba vừa qua, Bộ Công thương Việt Nam đã báo động về tình trạng nhiều thương lái Trung Quốc thu mua những mặt hàng nông sản rất đặc biệt, với giá ban đầu rất cao và tung tin đồn sẽ thu mua số lượng lớn.
Vì hám lợi, người dân đổ xô nuôi, trồng hoặc tìm kiếm những mặt hàng trên. Sau đó, những thương lái trên biến mất, khiến người dân trắng tay với những mặt hàng chẳng có ai mua. Nói chung cho tới nay, nông dân Việt Nam làm lụng cực nhọc, nhưng chủ yếu là để làm giàu cho các thương lái, chứ cuộc sống của họ chẳng mấy khá hơn.
Như vậy, khủng hoảng Biển Đông và căng thẳng Việt-Trung hiện nay là dịp để Việt Nam xem xét lại cơ chế sản xuất và xuất khẩu nông sản, để đưa ra thị trường thế giới những mặt hàng có chất lượng cao, có thương hiệu tốt, bán được với giá cao tại những thị trường cao cấp ở Châu Âu và Mỹ, chứ không chỉ bán với giá thấp cho những thị trường như Trung Quốc. 
VĂN LINH

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Tiêu thụ nông sản: Nếu cần, Bộ trưởng sẽ đi tiếp thị

Chưa khi nào các mặt hàng nông sản nước ta lại gặp khó khăn như thời điểm này. Nhiều mặt hàng đã giảm giá mạnh, ảnh hưởng tới thu nhập của nông dân. Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết, bất cứ chỗ nào có vướng mắc, đích thân Bộ trưởng sẵn sàng tới để can thiệp.

Trung Quốc xiết nông sản: Bẫy giăng, nông dân Việt sụp

Trung Quốc xiết nông sản, đó là bài học đau xót nông dân Việt phải chấp nhận do thói quen làm ăn dễ dãi, tắc trách được nuôi dưỡng quá lâu...

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Tiêu chuẩn cho nông sản: Chọn mình hay chọn người?

(TBKTSG Online) - Định hướng sản xuất nông nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khuyến khích là làm theo quy trình VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Trong khi đó, các nước nhập khẩu- đặc biệt là những thị trường khó tính- yêu cầu sản phẩm phải đáp ứng theo tiêu chuẩn của họ (chẳng hạn như GlobalGap, ASC, BAP…). Vậy nên lựa chọn tiêu chuẩn nào cho sản xuất nông nghiệp khi sản phẩm làm ra chủ yếu để xuất khẩu?
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo, thủy sản và cây ăn trái của cả nước. Thống kê của Bộ NN&PTNT, cho thấy sản lượng lúa gạo được sản xuất hàng năm ở khu vực này đạt khoảng 25 triệu tấn, chiếm trên 55% sản lượng cả nước, trong đó có 90% sản lượng phục vụ cho xuất khẩu. Hàng năm, khu vực này cũng cung cấp khoảng 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu và hơn 3 triệu tấn trái cây.
Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 6 tháng đầu năm 2014 đạt 14,88 tỉ đô la Mỹ, chiếm khoảng 20% GDP cả nước, trong đó, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 1,3 tỉ đô la Mỹ; thủy sản hơn 3,45 tỉ đô la Mỹ và rau quả khoảng 600 triệu đô la Mỹ.
Dù đóng góp một lượng lớn ngoại tệ cho đất nước nhưng sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu ở dạng thô, thị trường tiêu thụ là những quốc gia không có đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm.
Chẳng hạn, báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), cho thấy tính đến cuối tháng 6-2014, doanh nghiệp hội viên của đơn vị này đã xuất khẩu được khoảng 3 triệu tấn gạo, trị giá FOB đạt hơn 1,3 tỉ đô la Mỹ, nhưng có đến 40% khối lượng được xuất sang Trung Quốc- thị trường không đòi hỏi cao về chất lượng.
Tương tự, hiện có khoảng 80-90% sản lượng khoai lang và khoảng 75% sản lượng thanh long ở ĐBSCL sản xuất ra được xuất thô bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Chọn tiêu chuẩn nào?
Như đã nêu ở trên, vì sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chủ yếu phục vụ xuất khẩu, cho nên theo một số người trong cuộc, xây dựng tiêu chuẩn an toàn cho nông sản phải theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết các tiêu chuẩn an toàn của thế giới như: ASC, GlobalGap, BAP…- thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của các nước-  ít nhất cũng tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn VietGap của Việt Nam. “Doanh nghiệp đã được chứng nhận những tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGap, ASC hay BAP…), bây giờ lùi lại một bước để làm VietGap thì sẽ tốn phí, tốn thời gian, tốn người”, ông cho biết.
Trong khi đó, bên lề một hội nghị được tổ chức gần đây tại Cần Thơ, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng nền tảng và quy định phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là VietGap. “Đây là tiêu chuẩn do Việt Nam xây dựng, đáp ứng được các yêu cầu và đòi hỏi về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp”, ông cho biết.
Tuy nhiên, theo ông Dũng, cái vướng hiện nay là thế giới chưa biết gì về VietGAP “và điều quan trọng hơn là thế giới (những thị trường nhập khẩu khó tính- PV) chưa chấp nhận VietGap”, ông nói.
Thực tế, theo TS Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2, muốn đưa trái cây vào Mỹ, bắt buộc sản phẩm phải sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn được họ công nhận và được cơ quan có thẩm quyền của họ cấp mã vùng nguyên liệu đạt chuẩn cũng như nhà máy xử lý, đóng gói đạt yêu cầu.
Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu gạo muốn đưa sản phẩm vào thị trường Nhật phải đáp ứng được hơn 500 chỉ tiêu kiểm tra do cơ quan kiểm soát chất lượng của quốc gia này đề ra và hơn 100 chỉ tiêu đối với thị trường Hàn Quốc (chủ yếu là chỉ tiêu kiểm tra về dư lượng thuốc trừ sâu).
Theo ông Tám, thời gian tới, bộ này quy định không phải bất kỳ một chứng chỉ nào khi vào Việt Nam cũng được phép công nhận mà phải theo tinh thần  đàm phán “công nhận lẫn nhau”, có nghĩa Việt Nam công nhận chứng chỉ của một quốc gia nào đó, thì ngược lại họ cũng phải công nhận của Việt Nam.
Theo công bố của Bộ NN&PTNT, VietGap (là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices)- thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.Tiêu chuẩn VietGap ra đời ngày 28-1-2008- đó là kết quả của việc học hỏi các mô hình sản xuất GAP (từ gọi chung của các tiêu chuẩn GAP) ở các nước trên thế giới như: Malaysia, Thái Lan và các nước châu Âu…
Tiêu chuẩn VietGap về cơ bản cũng dựa trên nền tảng sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bền vững về môi trường; an toàn lao động…,  như các nước đang triển khai thực hiện.
Ngoài tiêu chuẩn VietGap của Việt Nam, các nước trên thế giới đều xây dựng tiêu chuẩn GAP cho riêng mình. Bên cạnh đó, còn có một số tiêu chuẩn do các tổ chức phi Chính phủ xây dựng và chứng nhận.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn VietGap chưa được các nước trên thế giới công nhận, trong khi đó, sản phẩm nông sản của Việt Nam sản xuất ra chủ yếu phục vụ xuất khẩu

Nông sản đồng loạt rớt giá

Chưa năm nào trái cây lại nhiều và rẻ như năm nay. Khắp các chợ và trên một số tuyến ở TP.HCM các loại trái cây như vải, thănh long, chôm chôm, măng cụt, bơ… được bán tràn ngập bên lề đường với giá khá bèo. Theo phản ánh của tiểu thương, năm nay trái cây ngon và đẹp, giá lại rẻ nhưng sức tiêu thụ chưa cao.

 Nông sản đồng loạt rớt giá
Rớt giá thảm...
 
Khảo sát tại một số chợ như Bình Triệu (Thủ Đức), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Nguyễn Văn Trỗi (Q.3)… trong mấy ngày gần đây cho thấy, giá nhiều loại trái cây đã giảm 1/2 so với giữa tháng 6. Trong số các loại trái cây, thanh long rớt giá mạnh nhất. 
Không chỉ được bày bán ngập chợ, thanh long ruột trắng còn được chất lên xe đẩy hoặc đổ ra bày bán dọc lề đường Cộng Hòa, Quốc lộ 1A, Suối Tiên... với giá rất rẻ, chỉ 10.000 đồng/3kg (giảm 5.000-7.000 đồng/kg). 
Đặc biệt, thanh long ruột đỏ, loại trái cây thường xuất khẩu là nhiều, bán ra thị trường trong nước với số lượng ít ỏi thì nay cũng ngập các chợ. Trước đây, loại trái cây này có giá bán từ 35.000-40.000 đồng/kg, giờ còn 12.000-150.000 đồng/kg. 
Vải, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, xoài… cũng được bày bán rất nhiều tại với mức giá giảm từ 30-50% so với đầu vụ. Hiện vải thiều giá từ 18.000-25.000 đồng/kg, chôm chôm Thái từ 18.000-20.000 đồng/kg, chôm chôm nhãn 20.000-25.000 đồng/kg, măng cụt 25.000-35.000 đồng/kg, sầu riêng 30.000-40.000 đồng/kg...
 
Chị Lệ Thị Vũ, tiểu thương bán trái cây trước cổng chợ Bình Triệu (Thủ Đức, TP.HCM) cho biết: “Hơn 10 năm kinh doanh các mặt hàng trái cây, chưa năm nào trái cây ngon như năm nay và giá lại rất rẻ”.
 
Không chỉ trái cây, các mặt hàng nông sản như khoai lang, tôm, lúa... cũng rớt giá. Cụ thể, khoai trắng sữa chỉ 10.000 đồng/kg, khoai lang đỏ 12.000 đồng/kg. Giá lúa giảm còn 200-250 đồng/kg, điển hình là giống lúa IR 50404 (lúa tươi không bị đổ ngã) hiện thương lái mua từ 3.800-3.900 đồng/kg, lúa hạt dài 4.100-4.150 đồng/kg, giá tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg hiện giá chỉ còn 97.000 đồng/kg.
 
TS Võ Mai, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Trái cây Việt Nam cho hay, hầu hết 80% các loại cái cây của Việt Nam đều phụ thuộc thị trường Trung Quốc. Đặc biệt thanh long, vải thiều và chuối là những sản phẩm được thị trường này tiêu thụ mạnh nhất. Vì vậy, chỉ cần Trung Quốc ngưng thu mua là nông sản, trái cây Việt Nam rớt giá thảm.
 
Còn theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: “nông sản rớt giá vì dư thừa trong sản xuất, không quan tâm tới chất lượng, thiếu giám sát trong thực thi các chính sách ưu tiên nông nghiệp”.
 
Lời giải cho bài toán nâng giá nông sản
 
Trước thực trạng nông sản rớt giá gây thiệt hại cho bà con nông dân, Bộ NN&PTNT và các doanh nghiệp đã xúc tiến đưa thanh long, chôm chôm, bưởi, chuối, xoài, măng cụt, sầu riêng sang thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. 
Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu chưa cao do các thị trường này yêu cầu tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao. Bên cạnh đó, nhà vườn còn chạy theo thị trường, không theo quy hoạch và tuân thủ khuyến cáo của Nhà nước, nhà khoa học nên chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu.
 
TS Võ Mai chỉ ra giải pháp căn cơ là phải đầu tư mạnh cho ngành công nghiệp chế biến trái cây. “Chúng ta có quá ít sản phẩm chế biến nên thường xuyên phải chịu cảnh được mùa, rớt giá, đồng thời khó thâm nhập các thị trường khó tính do trái cây tươi khó có thể bảo quản được lâu và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh thực vật”, ông nói.
 
Bàn giải pháp khắc phục tình trạng trái cây dội chợ khi vào mùa, PGS.TS. Nguyễn Minh Châu từ Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam cho rằng, từ tháng 6 đến hết tháng 9, có 2 loại trái cây ở các tỉnh phía Bắc thu hoạch chính vụ là vải thiều và nhãn, các loại trái cây khác rất khó cạnh tranh nên sức mua giảm và giá thấp. Do đó, giải pháp rải vụ thu hoạch trái cây nói chung và 5 loại quả (xoài, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, thanh long) là cách làm khôn ngoan nhất trong điều kiện hiện nay.
 
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để giảm rủi ro, doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư xây dựng kho bảo quản, có chiến lược đa dạng hóa thị trường, khai thác các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông, châu Phi... để giảm bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện nay.

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Vẫn có cách xuất khẩu nông sản Việt sang các thị trường “khó tính”

(Dân trí) - Theo tôi biết thì thực ra không phải là không có cách đưa nông sản VN xuất khẩu sang Nhật Bản đâu, kể cả sang bán với số lượng lớn. Về mặt công nghệ là hoàn toàn có thể, vì tôi hiện đang nghiên cứu ở bên Nhật về lĩnh vực này nên tôi biết.

Vải Lục Ngạn vẫn nỗi lo được mùa bị ép giá  (ảnh: Minh Thanh)
Vải Lục Ngạn vẫn nỗi lo được mùa bị ép giá  (ảnh: Minh Thanh)

Thực tế thị trường Nhật rất khắt khe với nông sản của VN về mặt chất lượng, nhưng chúng ta có thể đầu tư về mặt công nghệ bảo quản của họ để xuất sang chính thị trường Nhật. 
 
Nhưng khó là ở chỗ chính sách của mình vẫn khó để thực hiện vì luật của mình vẫn thường chỉ chung chung thôi. chứ các chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho các công ty đầu tư, tôi thấy vẫn không có nên các công ty không dám đầu tư ngay được.

Chẳng hạn, chúng tôi muốn đầu tư hệ thống sản xuất nông sản để xuất khẩu khép kín của Nhật Bản, thì hiện tại chưa có các chính sách hỗ trợ khuyến khích cụ thể. Mà nếu có thì về mặt pháp lý vẫn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về mặt thủ tục xuất nhập khẩu...

Ngay cả thị trường trong nước mình vẫn chưa thực sự làm chủ được thì đừng nghĩ đến việc thị trường nước ngoài. Ai cũng có thể thấy thị trường trong nước mình vẫn đang bị TQ khống chế, mà theo tôi, chủ yếu là do chính sách của mình không đủ mạnh để quản lý chất lượng sản phẩm.

Ngay cái vị Cục trưởng Cục BVTV nói về nồng độ thuốc BVTV trong khoai tây “vẫn không sao”, cũng cho thấy Nhà nước chưa thực sự khắt khe với chất lượng sản phẩm cho người dân mình.

Đó mới chỉ là 1 ví dụ thôi, thực sự còn nhiều vấn đề lắm.

Ngoài ra, nhà nông mình muốn xuất khẩu cần áp dụng công nghệ mới trong tất cả khác khâu: sản xuất, chế biến, bảo quản, theo tiêu chuẩn quốc tế để tạo ra từng thuơng hiệu mang tên VN. Được như vậy tôi chắc chắn xuất khẩu sang được cả Nhật cũng như Mỹ thôi. 

Tóm lại, cả nhà nước và nhân dân mình phải thay đổi lại cách làm, cách suy nghĩ thì mới thay đổi được nền nông nghiệp của VN ta.

Trung Quốc vẫn tăng mua nhiều nông sản của Việt Nam

Dân trí - Mặc dù tình hình căng thẳng trên biển Đông và có nhiều dự báo về việc Trung Quốc áp dụng hình phạt kinh tế với Việt Nam, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2014 Trung Quốc vẫn tăng mua nhiều nông sản của VN như gạo, rau quả, chè, hạt điều, thủy sản, và gỗ.