Thời gian gần đây trái
cây Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Đáng mừng là nhiều
loại trái ngon như Bưởi Năm roi, thanh long, vú sữa Lò Rèn… được các nhà
nhập khẩu “đặt hàng” ngày càng nhiều; trong đó có những thị trường khó
tính. Theo Bộ NN-PTNT, nhà vườn bây giờ đã “thích ứng” rất tốt, biết sản
xuất những gì mà thị trường cần. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu trái cây
hiện còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.
Thực trạng bức bách
Theo dự báo của Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ tăng khoảng 2,5% /năm. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu trái cây nhiệt đới rất lớn, đây là cơ hội tốt để Việt Nam đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu trái cây.
Hiện nay, cả nước có khoảng 776.000 ha cây ăn trái, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm khoảng 300- 350 triệu USD. Các nhà chuyên môn nhìn nhận, trái cây nước ta đa dạng phong phú về chủng loại, mùa nào cũng có sản phẩm. Trong đó có nhiều loại ngon, có lợi thế cạnh tranh như: xoài cát Hòa Lộc, bưởi năm roi, bưởi da xanh, sầu riêng Ri- 6, Chín Hóa (ở ĐBSCL); bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều (ở miền Bắc); bơ, chôm chôm, măng cụt, thanh long (ở khu vực Đông Nam bộ, miền Trung và Tây Nguyên)… Tuy nhiên, thực trạng yếu kém hiện nay là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng chưa ổn định; màu sắc, kích cỡ… không đồng đều dẫn đến tính cạnh tranh thấp. Công nghệ đóng gói, bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia… Ngoài ra việc liên kết giữa nông dân với nông dân trong sản xuất và nông dân với doanh nghiệp trong tiêu thụ diễn ra lỏng lẻo dẫn đến những bất lợi cho trái cây. Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Diệp Kỉnh Tần, tỏ ra bức xúc khi kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp mỗi năm đạt mức 15,3 tỷ USD, nhưng mặt hàng trái cây chỉ chiếm vỏn vẹn 300 triệu USD, một con số hết sức khiêm tốn. Nhìn vào thực trạng sản xuất hiện nay, trái cây chỉ mới hình thành được một vài vùng chuyên canh hàng hóa như: thanh long Bình Thuận, thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang), thanh long Châu Thành (Long An); khóm Tân Phước, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang)… Trong khi bưởi năm roi, bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc, nhãn, chôm chôm… vẫn còn rời rạc- số lượng ít nên rất khó thu gom để xuất khẩu. Giải quyết vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, cho rằng các địa phương không nên ôm đồm sản xuất theo kiểu “ai có gì mình có nấy”, mà cần tập trung chọn 1- 3 loại cây đặc sản thế mạnh để phát huy. Tại Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang… có nhiều trái ngon nhưng diện tích trồng tập trung không quá 1.000 ha nên rất khó đầu tư nâng chất lượng, cũng như làm thương hiệu.
Mạnh dạn thay đổi
Trong xu thế hội nhập, trái cây nước ta không chỉ cạnh tranh trên thương trường quốc tế mà còn cạnh tranh ngay thị trường nội địa bởi trái cây ngoại nhập tràn vào ngày càng nhiều. Để tránh tình trạng “thua trên sân nhà”, rất cần sự hỗ trợ của các ngành chức năng và tạo mối liên kết chặt chẽ “ bốn nhà” từ nghiên cứu, tạo giống, sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu trái cây. Cục Trồng trọt (Bộ NN- PTNT) cho rằng, vấn đề đầu tiên là Nhà nước cần có quy hoạch lại các vùng trồng cây ăn trái trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng địa phương, đảm bảo các tiêu chuẩn sạch đáp ứng cho nhiều thị trường dù khó tính nhất.
Tại Tiền Giang, nơi được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” đã chủ động tìm hướng đi mới. Theo đó, Tiền Giang không chủ trương phát triển đại trà mà tập trung đầu tư nâng chất lượng những loại cây đặc sản, và bước đầu đã thành công. Điển hình nhất là việc trồng vú sữa Lò Rèn theo tiêu chuẩn Global GAP. Mô hình này đã giúp nhà vườn thay đổi toàn bộ từ nhận thức đến cách làm. Những hộ tham gia được ngành chuyên môn hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật trồng cây an toàn, tạo trái đẹp, kiểm soát chặt dư lượng thuốc trừ sâu, tuân thủ quy trình bón phân, áp dụng bao trái, ghi nhật ký… Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Tiền Giang, cho biết chương trình trồng vú sữa Lò Rèn Global GAP đang được thực hiện toàn diện với nhiều vấn đề trọng tâm như: Điều tra, khảo sát, nghiên cứu các biện pháp quản lý bệnh thối rễ- chết cành, ứng dụng việc bảo quản trái tươi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao năng suất và chất lượng cho vườn vú sữa, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho nhà vườn… Hiện vú sữa Lò Rèn được trồng tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành với diện tích khoảng 2.600 ha, sản lượng mỗi năm khoảng 22.000 tấn. Theo ông Nguyễn Văn Ngàn, chủ nhiệm HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, từ khi trái vú sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế Global GAP đã nâng uy tín lên ngó thấy. Đơn hàng xuất khẩu sang Anh Quốc, Canada… ngày càng tăng, giá bán cao hơn nhiều so loại thường nên nhà vườn rất phấn khởi. Trồng theo tiêu chuẩn Global GAP tuy cực nhưng bù lại được nhiều cái lợi, đặc biệt là đầu ra rất đảm bảo bởi vú sữa Lò Rèn đã trở thành hàng “cao cấp”, không còn sợ cảnh “được mùa- dội chợ- rớt giá” như những năm trước.
Tại Bến Tre, ông Võ Văn Hớn, nhà vườn xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách cũng tự tin khi sản phẩm chôm chôm của mình đạt tiêu chuẩn Global GAP. Ông Hớn bộc bạch: Gần cả đời gắn bó với chôm chôm, trong đó có 20 năm trồng chôm chôm bằng màng phủ để cho ra hoa vụ nghịch bán giá cao. Rồi hơn 10 năm trực tiếp mang trái cây bán sang thị trường Trung Quốc, nhiều lúc chứng kiến trái cây của ta bị trái cây “sạch” nước ngoài lấn át, thấy xót lắm. Năm 2008, sau khi được Bộ NN- PTNT và ngành nông nghiệp tỉnh tư vấn, giới thiệu về sản xuất Global GAP, ông Hớn không ngần ngại chuyển vườn chôm chôm từ phương pháp sản xuất truyền thống sang Global GAP. Sau thời gian thực nghiệm, vườn chôm chôm của ông Hớn đã vượt qua hàng trăm tiêu chuẩn khắt khe và được Thụy Sĩ cấp giấy chứng nhận vườn cây đạt tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu vào tháng 9- 2009. Ngay sau khi nhận được “giấy thông hành” ông Hớn choáng ngộp trước các đơn đặt hàng bay về tới tấp. Giá chôm chôm Global GAP của ông được các doanh nghiệp mua với giá hơn 200.000 đồng/kg cung ứng vào thị trường Hoa Kỳ; trong khi chôm chôm thường chỉ 5.000- 10.000 đồng/kg hổng ai thèm ngó. Là người tiên phong đầu tiên ở Bến Tre sản xuất trái cây sạch đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, ông Hớn trở thành nhà vườn có thu nhập thuộc loại cao kỷ lục từ cây chôm chôm. Với 6,4 ha chôm chôm, mỗi năm ông bỏ túi hơn 2 tỷ đồng, đây là số tiền mà hàng triệu nhà vườn đang mơ ước. Thành công từ mô hình Global GAP, ông Hớn mong muốn giới thiệu phương pháp đến nhiều người cùng áp dụng, có thể thành lập HTX để liên kết nhằm tăng sức mạnh, chủ động sản lượng cung ứng liên tục cho thị trường xuất khẩu. Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Chợ Lách, cho rằng nhà vườn chỉ cần kiên trì, chịu khó thì tiêu chuẩn Global GAP hoàn toàn có thể đạt được. Trong thời buổi cạnh tranh quyết liệt hiện nay, chỉ có sản phẩm sạch, nguồn gốc rõ ràng thì mới bán giá cao.
Hiện tại, Công ty cổ phần xuất khẩu trái cây Ngọc Ngân khuyến khích nhà vườn trồng nhãn theo tiêu chuẩn Global GAP và bao tiêu toàn bộ sản phẩm để xuất vào châu Âu. Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Huy, cho biết thị trường thế giới đang siết chặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trái cây. Những loại nào không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng… sẽ bị tẩy chai lập tức. Ngay cả thị trường Trung Quốc được xem là dễ tính thì gần đây cũng quản lý chặt dư lượng kháng sinh.
Nhân rộng cách nào?
Tiến sĩ Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở NN- PTNT Đồng Tháp, cho biết hiện tại tỉnh đang phối hợp với Viện Nghiên cứu cây ăn miền Nam thực hiện tiêu chuẩn Viet GAP trên vườn xoài Cát Chu ở xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh. Tình hình chuyển biến rất tốt, nhà vườn hưởng ứng mạnh mẽ bởi họ đã nhận ra chỉ có sản xuất “sạch” thì mới xuất khẩu giá cao được. Cùng với xoài Cát Chu, Đồng Tháp đang ứng dụng mô hình canh tác chất lượng cao đối với Quýt hồng Lai Vung và nhãn Châu Thành. Sau khi đạt chuẩn Viet GAP sẽ nâng lên Global GAP. Không chỉ Đồng Tháp mà nhiều nơi khác cũng đang áp dụng mô hình sản xuất “sạch” từ thấp đến cao. Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, quy trình canh tác theo Viet GAP đang được triển khai rộng rãi trên cây nhãn, xoài, chôm chôm… Tiêu chuẩn Viet GAP được soạn thảo dựa trên cơ sở tiêu chuẩn Global GAP với gần 150 yêu cầu khắt khe. Đây là tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam nhằm tạo ra rào cản kỹ thuật đối với các loại trái cây nhập khẩu. Theo Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Bùi Bá Bổng, tiêu chuẩn Viet GAP là bước “chạy đà” để trái cây nước ta hòa nhập vào Global GAP. Hiện cả nước đã có hàng chục mô hình sản xuất Viet GAP được công nhận ở nhiều nơi như Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Bình Thuận… Từ năm 2010 đến 2015, Bộ NN-PTNT phát động phong trào thi đua sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn Viet GAP.
Sản xuất trái cây sạch chất lượng cao là hướng đi đúng đắn, tuy vậy nhiều người vẫn lo ngại sự nhân rộng còn hạn chế. Thời gian qua, việc tập huấn nhà vườn sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP chủ yếu do công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam tài trợ và tổ chức. Ngành nông nghiệp các tỉnh, hiệp hội… tham gia dưới góc độ tư vấn. Sau những đợt tập huấn, chất lượng trái cây có tăng lên, nhà vườn có thay đổi nhận thức. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều hộ tỏ ra thờ ơ với việc sản xuất sạch. Trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu thì lo ngại diện tích sản xuất Global GAP còn quá ít và chậm nhân rộng. Vì vậy sản lượng trái cây sạch không nhiều và không thường xuyên nên ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu dài hạn. Ông Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, khẳng định cần sự đầu tư mạnh cho trái cây thì mới mong tạo được chỗ đứng trên thương trường quốc tế. Nếu so với thủy sản, lúa gạo… thì sự đầu tư của Nhà nước cho cây ăn trái còn quá kém. Theo ông Khang, vấn đề bảo quản sau thu hoạch, kho lạnh dự trữ, chế biến, xuất khẩu… của mặt hàng trái cây còn nhiều hạn chế. Tại ĐBSCL, vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất cả nước cũng chưa có một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây nào xứng tầm. Nguyên nhân là do kinh doanh trái cây dễ bị hư thối, rủi ro cao, lợi nhuận thấp… Vì vậy Nhà nước phải đầu tư, trợ lực tích cực cho doanh nghiệp và nhà vườn. Có như vậy mới mong tạo ra bước sự chuyển đồng bộ thúc đẩy trái cây phát triển nhanh được.
Thực trạng bức bách
Theo dự báo của Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ tăng khoảng 2,5% /năm. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu trái cây nhiệt đới rất lớn, đây là cơ hội tốt để Việt Nam đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu trái cây.
Hiện nay, cả nước có khoảng 776.000 ha cây ăn trái, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm khoảng 300- 350 triệu USD. Các nhà chuyên môn nhìn nhận, trái cây nước ta đa dạng phong phú về chủng loại, mùa nào cũng có sản phẩm. Trong đó có nhiều loại ngon, có lợi thế cạnh tranh như: xoài cát Hòa Lộc, bưởi năm roi, bưởi da xanh, sầu riêng Ri- 6, Chín Hóa (ở ĐBSCL); bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều (ở miền Bắc); bơ, chôm chôm, măng cụt, thanh long (ở khu vực Đông Nam bộ, miền Trung và Tây Nguyên)… Tuy nhiên, thực trạng yếu kém hiện nay là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng chưa ổn định; màu sắc, kích cỡ… không đồng đều dẫn đến tính cạnh tranh thấp. Công nghệ đóng gói, bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia… Ngoài ra việc liên kết giữa nông dân với nông dân trong sản xuất và nông dân với doanh nghiệp trong tiêu thụ diễn ra lỏng lẻo dẫn đến những bất lợi cho trái cây. Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Diệp Kỉnh Tần, tỏ ra bức xúc khi kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp mỗi năm đạt mức 15,3 tỷ USD, nhưng mặt hàng trái cây chỉ chiếm vỏn vẹn 300 triệu USD, một con số hết sức khiêm tốn. Nhìn vào thực trạng sản xuất hiện nay, trái cây chỉ mới hình thành được một vài vùng chuyên canh hàng hóa như: thanh long Bình Thuận, thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang), thanh long Châu Thành (Long An); khóm Tân Phước, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang)… Trong khi bưởi năm roi, bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc, nhãn, chôm chôm… vẫn còn rời rạc- số lượng ít nên rất khó thu gom để xuất khẩu. Giải quyết vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, cho rằng các địa phương không nên ôm đồm sản xuất theo kiểu “ai có gì mình có nấy”, mà cần tập trung chọn 1- 3 loại cây đặc sản thế mạnh để phát huy. Tại Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang… có nhiều trái ngon nhưng diện tích trồng tập trung không quá 1.000 ha nên rất khó đầu tư nâng chất lượng, cũng như làm thương hiệu.
Mạnh dạn thay đổi
Trong xu thế hội nhập, trái cây nước ta không chỉ cạnh tranh trên thương trường quốc tế mà còn cạnh tranh ngay thị trường nội địa bởi trái cây ngoại nhập tràn vào ngày càng nhiều. Để tránh tình trạng “thua trên sân nhà”, rất cần sự hỗ trợ của các ngành chức năng và tạo mối liên kết chặt chẽ “ bốn nhà” từ nghiên cứu, tạo giống, sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu trái cây. Cục Trồng trọt (Bộ NN- PTNT) cho rằng, vấn đề đầu tiên là Nhà nước cần có quy hoạch lại các vùng trồng cây ăn trái trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng địa phương, đảm bảo các tiêu chuẩn sạch đáp ứng cho nhiều thị trường dù khó tính nhất.
Tại Tiền Giang, nơi được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” đã chủ động tìm hướng đi mới. Theo đó, Tiền Giang không chủ trương phát triển đại trà mà tập trung đầu tư nâng chất lượng những loại cây đặc sản, và bước đầu đã thành công. Điển hình nhất là việc trồng vú sữa Lò Rèn theo tiêu chuẩn Global GAP. Mô hình này đã giúp nhà vườn thay đổi toàn bộ từ nhận thức đến cách làm. Những hộ tham gia được ngành chuyên môn hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật trồng cây an toàn, tạo trái đẹp, kiểm soát chặt dư lượng thuốc trừ sâu, tuân thủ quy trình bón phân, áp dụng bao trái, ghi nhật ký… Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Tiền Giang, cho biết chương trình trồng vú sữa Lò Rèn Global GAP đang được thực hiện toàn diện với nhiều vấn đề trọng tâm như: Điều tra, khảo sát, nghiên cứu các biện pháp quản lý bệnh thối rễ- chết cành, ứng dụng việc bảo quản trái tươi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao năng suất và chất lượng cho vườn vú sữa, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho nhà vườn… Hiện vú sữa Lò Rèn được trồng tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành với diện tích khoảng 2.600 ha, sản lượng mỗi năm khoảng 22.000 tấn. Theo ông Nguyễn Văn Ngàn, chủ nhiệm HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, từ khi trái vú sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế Global GAP đã nâng uy tín lên ngó thấy. Đơn hàng xuất khẩu sang Anh Quốc, Canada… ngày càng tăng, giá bán cao hơn nhiều so loại thường nên nhà vườn rất phấn khởi. Trồng theo tiêu chuẩn Global GAP tuy cực nhưng bù lại được nhiều cái lợi, đặc biệt là đầu ra rất đảm bảo bởi vú sữa Lò Rèn đã trở thành hàng “cao cấp”, không còn sợ cảnh “được mùa- dội chợ- rớt giá” như những năm trước.
Tại Bến Tre, ông Võ Văn Hớn, nhà vườn xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách cũng tự tin khi sản phẩm chôm chôm của mình đạt tiêu chuẩn Global GAP. Ông Hớn bộc bạch: Gần cả đời gắn bó với chôm chôm, trong đó có 20 năm trồng chôm chôm bằng màng phủ để cho ra hoa vụ nghịch bán giá cao. Rồi hơn 10 năm trực tiếp mang trái cây bán sang thị trường Trung Quốc, nhiều lúc chứng kiến trái cây của ta bị trái cây “sạch” nước ngoài lấn át, thấy xót lắm. Năm 2008, sau khi được Bộ NN- PTNT và ngành nông nghiệp tỉnh tư vấn, giới thiệu về sản xuất Global GAP, ông Hớn không ngần ngại chuyển vườn chôm chôm từ phương pháp sản xuất truyền thống sang Global GAP. Sau thời gian thực nghiệm, vườn chôm chôm của ông Hớn đã vượt qua hàng trăm tiêu chuẩn khắt khe và được Thụy Sĩ cấp giấy chứng nhận vườn cây đạt tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu vào tháng 9- 2009. Ngay sau khi nhận được “giấy thông hành” ông Hớn choáng ngộp trước các đơn đặt hàng bay về tới tấp. Giá chôm chôm Global GAP của ông được các doanh nghiệp mua với giá hơn 200.000 đồng/kg cung ứng vào thị trường Hoa Kỳ; trong khi chôm chôm thường chỉ 5.000- 10.000 đồng/kg hổng ai thèm ngó. Là người tiên phong đầu tiên ở Bến Tre sản xuất trái cây sạch đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, ông Hớn trở thành nhà vườn có thu nhập thuộc loại cao kỷ lục từ cây chôm chôm. Với 6,4 ha chôm chôm, mỗi năm ông bỏ túi hơn 2 tỷ đồng, đây là số tiền mà hàng triệu nhà vườn đang mơ ước. Thành công từ mô hình Global GAP, ông Hớn mong muốn giới thiệu phương pháp đến nhiều người cùng áp dụng, có thể thành lập HTX để liên kết nhằm tăng sức mạnh, chủ động sản lượng cung ứng liên tục cho thị trường xuất khẩu. Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Chợ Lách, cho rằng nhà vườn chỉ cần kiên trì, chịu khó thì tiêu chuẩn Global GAP hoàn toàn có thể đạt được. Trong thời buổi cạnh tranh quyết liệt hiện nay, chỉ có sản phẩm sạch, nguồn gốc rõ ràng thì mới bán giá cao.
Hiện tại, Công ty cổ phần xuất khẩu trái cây Ngọc Ngân khuyến khích nhà vườn trồng nhãn theo tiêu chuẩn Global GAP và bao tiêu toàn bộ sản phẩm để xuất vào châu Âu. Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Huy, cho biết thị trường thế giới đang siết chặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trái cây. Những loại nào không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng… sẽ bị tẩy chai lập tức. Ngay cả thị trường Trung Quốc được xem là dễ tính thì gần đây cũng quản lý chặt dư lượng kháng sinh.
Nhân rộng cách nào?
Tiến sĩ Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở NN- PTNT Đồng Tháp, cho biết hiện tại tỉnh đang phối hợp với Viện Nghiên cứu cây ăn miền Nam thực hiện tiêu chuẩn Viet GAP trên vườn xoài Cát Chu ở xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh. Tình hình chuyển biến rất tốt, nhà vườn hưởng ứng mạnh mẽ bởi họ đã nhận ra chỉ có sản xuất “sạch” thì mới xuất khẩu giá cao được. Cùng với xoài Cát Chu, Đồng Tháp đang ứng dụng mô hình canh tác chất lượng cao đối với Quýt hồng Lai Vung và nhãn Châu Thành. Sau khi đạt chuẩn Viet GAP sẽ nâng lên Global GAP. Không chỉ Đồng Tháp mà nhiều nơi khác cũng đang áp dụng mô hình sản xuất “sạch” từ thấp đến cao. Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, quy trình canh tác theo Viet GAP đang được triển khai rộng rãi trên cây nhãn, xoài, chôm chôm… Tiêu chuẩn Viet GAP được soạn thảo dựa trên cơ sở tiêu chuẩn Global GAP với gần 150 yêu cầu khắt khe. Đây là tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam nhằm tạo ra rào cản kỹ thuật đối với các loại trái cây nhập khẩu. Theo Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Bùi Bá Bổng, tiêu chuẩn Viet GAP là bước “chạy đà” để trái cây nước ta hòa nhập vào Global GAP. Hiện cả nước đã có hàng chục mô hình sản xuất Viet GAP được công nhận ở nhiều nơi như Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Bình Thuận… Từ năm 2010 đến 2015, Bộ NN-PTNT phát động phong trào thi đua sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn Viet GAP.
Sản xuất trái cây sạch chất lượng cao là hướng đi đúng đắn, tuy vậy nhiều người vẫn lo ngại sự nhân rộng còn hạn chế. Thời gian qua, việc tập huấn nhà vườn sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP chủ yếu do công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam tài trợ và tổ chức. Ngành nông nghiệp các tỉnh, hiệp hội… tham gia dưới góc độ tư vấn. Sau những đợt tập huấn, chất lượng trái cây có tăng lên, nhà vườn có thay đổi nhận thức. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều hộ tỏ ra thờ ơ với việc sản xuất sạch. Trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu thì lo ngại diện tích sản xuất Global GAP còn quá ít và chậm nhân rộng. Vì vậy sản lượng trái cây sạch không nhiều và không thường xuyên nên ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu dài hạn. Ông Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, khẳng định cần sự đầu tư mạnh cho trái cây thì mới mong tạo được chỗ đứng trên thương trường quốc tế. Nếu so với thủy sản, lúa gạo… thì sự đầu tư của Nhà nước cho cây ăn trái còn quá kém. Theo ông Khang, vấn đề bảo quản sau thu hoạch, kho lạnh dự trữ, chế biến, xuất khẩu… của mặt hàng trái cây còn nhiều hạn chế. Tại ĐBSCL, vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất cả nước cũng chưa có một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây nào xứng tầm. Nguyên nhân là do kinh doanh trái cây dễ bị hư thối, rủi ro cao, lợi nhuận thấp… Vì vậy Nhà nước phải đầu tư, trợ lực tích cực cho doanh nghiệp và nhà vườn. Có như vậy mới mong tạo ra bước sự chuyển đồng bộ thúc đẩy trái cây phát triển nhanh được.
Huỳnh Lợi