Càng trúng mùa, càng
mất giá là bài toán khó giải trong ngành nông nghiệp Việt Nam, mà nguyên
nhân chính là bởi tình trạng sản xuất tự phát, bị động đầu ra.
Sau hơn 20 năm công nghiệp hóa, khoảng 70% dân số Việt Nam vẫn
sống dựa vào ngành nông nghiệp, trong đó phần lớn làm giàu từ cây đặc
sản. Trong những đợt suy thoái, nông nghiệp cũng tỏ rõ vị thế khi là
bình phong trú ẩn cho nền kinh tế. Thế nhưng, ngay cả khi mạnh về đặc
sản, nông nghiệp và cả thủy sản Việt Nam đều không khẳng định được chỗ
đứng ngay trên sân nhà và tại các thị trường xuất khẩu chủ lực.
Từ đầu tháng 3, tình trạng được mùa mất giá liên tục diễn ra trong ngành nông nghiệp, gây thiệt hại lớn với người nông dân. Ngay sau Tết nguyên đán, dưa hấu rớt giá thê thảm, chỉ còn 1.000 đến 3.000 đồng/kg, thậm chí có nơi mỗi kg chỉ được bán với giá 500 đồng. Nhiều nơi nông dân phải bỏ dưa thối, hoặc hái cho trâu bò, gà vịt ăn. Sau thời gian dài bỏ lúa theo dưa, người dân cầm chắc khoản lỗ từ vài chục tới vài trăm triệu đồng mỗi vụ.
Tương tự dưa hấu, xoài miền Tây khi bắt đầu vào đợt thu hoạch rộ cũng đã giảm giá liên tục. Xoài cát Chu, mặt hàng vốn tiêu thụ rất tốt chỉ còn 1.500 đồng đến 3.000 đồng/kg nhưng không bán được. Và cũng như dưa đổ bỏ cho trâu bò ăn, nông dân phải bỏ xoài chín rụng đầy gốc vì nếu thu hoạch thì tiền bán cũng không đủ thuê nhân công.
Không chỉ trái cây, rau củ, một số sản phẩm thủy sản khác như tôm thẻ chân trắng, cá ngừ đại dương hay muối cũng rơi vào cảnh tương tự. Vào vụ thu hoạch, cá ngừ đại dương có lúc chỉ được bán giá 60.000 đồng/kg, bằng một phần ba so với thời điểm khan hàng. Tôm thẻ chân trắng cũng giảm giá chạm đáy, chỉ còn 92.000 đồng, mất 30% giá. Riêng với muối, hầu như năm nào cũng lâm vào cảnh tồn đọng, giá giảm, nhiều vùng muối ở miền Trung hiện chỉ còn 650 đồng/kg, chưa đủ bù tiền công.
Thực tế, không chỉ vụ năm 2014 mà tình trạng được mùa mất giá đã theo người nông dân Việt trong nhiều năm qua. Bộ Công thương cho biết, quy hoạch vùng trồng, sản xuất tự phát, chưa chủ động và hiệu quả trong xuất khẩu và tiêu thụ là nguyên nhân khiến sản lượng tăng nhưng gây thiệt hại về kinh tế nhiều hơn cho nông dân.
Ngoài ra, việc chỉ có một đối tác xuất khẩu duy nhất, trông chờ vào một thị trường nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc thông qua các cửa khẩu miền Trung) đã gây hiện trạng tranh mua tranh bán thời điểm chính vụ. Hàng ùn ứ khiến chất lượng giảm, đối tác được đà ép giá khiến tình trạng được mùa mất giá càng trở nên phổ biến. Những bất hợp lý về giá, cộng với nguồn cung hàng thiếu cân đối giữa thị trường xuất khẩu và trong nước khiến người nông dân thiệt hại, trong khi người tiêu dùng Việt lại không được hưởng lợi.
Theo Hạ Minh (Zing.vn)
Từ đầu tháng 3, tình trạng được mùa mất giá liên tục diễn ra trong ngành nông nghiệp, gây thiệt hại lớn với người nông dân. Ngay sau Tết nguyên đán, dưa hấu rớt giá thê thảm, chỉ còn 1.000 đến 3.000 đồng/kg, thậm chí có nơi mỗi kg chỉ được bán với giá 500 đồng. Nhiều nơi nông dân phải bỏ dưa thối, hoặc hái cho trâu bò, gà vịt ăn. Sau thời gian dài bỏ lúa theo dưa, người dân cầm chắc khoản lỗ từ vài chục tới vài trăm triệu đồng mỗi vụ.
Tương tự dưa hấu, xoài miền Tây khi bắt đầu vào đợt thu hoạch rộ cũng đã giảm giá liên tục. Xoài cát Chu, mặt hàng vốn tiêu thụ rất tốt chỉ còn 1.500 đồng đến 3.000 đồng/kg nhưng không bán được. Và cũng như dưa đổ bỏ cho trâu bò ăn, nông dân phải bỏ xoài chín rụng đầy gốc vì nếu thu hoạch thì tiền bán cũng không đủ thuê nhân công.
Không chỉ trái cây, rau củ, một số sản phẩm thủy sản khác như tôm thẻ chân trắng, cá ngừ đại dương hay muối cũng rơi vào cảnh tương tự. Vào vụ thu hoạch, cá ngừ đại dương có lúc chỉ được bán giá 60.000 đồng/kg, bằng một phần ba so với thời điểm khan hàng. Tôm thẻ chân trắng cũng giảm giá chạm đáy, chỉ còn 92.000 đồng, mất 30% giá. Riêng với muối, hầu như năm nào cũng lâm vào cảnh tồn đọng, giá giảm, nhiều vùng muối ở miền Trung hiện chỉ còn 650 đồng/kg, chưa đủ bù tiền công.
Cho lãi gấp nhiều lần trồng lúa nhưng dưa hấu lại trở thành quả đắng với người nông dân sau nhiều vụ "được mùa mất giá".
Điều đáng nói là trong khi xoài, dưa hấu ở miền Trung, miền Tây đang
phải bán đổ bán tháo với giá thấp kỷ lục, thì người dân tại các tỉnh
thành phía Bắc vẫn phải mua các mặt hàng này với mức giá đắt hơn vài
chục lần. Dưa hấu Long An vẫn đến tay khách hàng miền Bắc với giá 15.000
đồng đến 20.000 đồng/kg, giá xoài tại Hà Nội vẫn dao động trên 20.000
đồng/kg. Thậm chí, tại một số sạp bán hoa quả trên đường Láng, Nguyễn
Chí Thanh, xoài cát Hòa Lộc vẫn giữ giá trên 40.000 đồng, gấp khoảng năm
lần so với giá xoài thương lái thu mua tại vườn.Thực tế, không chỉ vụ năm 2014 mà tình trạng được mùa mất giá đã theo người nông dân Việt trong nhiều năm qua. Bộ Công thương cho biết, quy hoạch vùng trồng, sản xuất tự phát, chưa chủ động và hiệu quả trong xuất khẩu và tiêu thụ là nguyên nhân khiến sản lượng tăng nhưng gây thiệt hại về kinh tế nhiều hơn cho nông dân.
Ngoài ra, việc chỉ có một đối tác xuất khẩu duy nhất, trông chờ vào một thị trường nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc thông qua các cửa khẩu miền Trung) đã gây hiện trạng tranh mua tranh bán thời điểm chính vụ. Hàng ùn ứ khiến chất lượng giảm, đối tác được đà ép giá khiến tình trạng được mùa mất giá càng trở nên phổ biến. Những bất hợp lý về giá, cộng với nguồn cung hàng thiếu cân đối giữa thị trường xuất khẩu và trong nước khiến người nông dân thiệt hại, trong khi người tiêu dùng Việt lại không được hưởng lợi.