Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn, với mục tiêu quy
hoạch lại sản xuất nông nghiệp, làng nghề theo hướng bài bản, chuyên
nghiệp hơn, do vậy đã có nhiều nông sản đặc thù của các địa phương trong
tỉnh được xây dựng thành thương hiệu. Với việc làm này không chỉ tăng
giá trị của sản phẩm, giúp người nông dân có thêm điều kiện phát triển
kinh tế mà người tiêu dùng cũng có cơ sở nhận biết các sản phẩm chất
lượng khi sử dụng và đưa sản phẩm nông nghiệp tiếp cận thị trường du
lịch một cách hiệu quả hơn.
Cuối năm 2013, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã chính thức công nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Trứng gà Tân An” cho các hộ chăn nuôi ở phường Tân An (TX Quảng Yên). Thực tế, trứng gà Tân An lâu nay không còn xa lạ với người tiêu dùng bởi chất lượng tốt, giá thành phải chăng. Tuy nhiên, khi chưa được xây dựng thương hiệu, sản phẩm bán trên thị trường không có bao bì, nhãn mác nên thường bị trà trộn bán lẫn với các loại trứng gà khác có chất lượng thấp, dẫn đến việc tăng lợi nhuận cho các đối tượng thương mại trung gian. Chưa kể đến việc không có thương hiệu, tiếng nói của người sản xuất trên thị trường không cao, khó tiếp cận được các thị trường cao cấp.
Khách tham quan tìm hiểu tại gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP ở Lễ hội hoa anh đào Hạ Long 2014.
Là người tiên phong trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi tại địa phương, chị Phạm Thị Nguyệt Dung, chủ trang trại gà Tân An cho biết: Xuất phát từ tâm huyết với nghề chăn nuôi của địa phương, tôi xác định chỉ có sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, tập trung mới góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương. Do vậy gia đình tôi quyết tâm học hỏi kinh nghiệm các trang trại chăn nuôi lớn tại các tỉnh bạn và mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại đạt tiêu chuẩn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi gà lấy trứng. Từ nguồn vốn 15 tỷ đồng chúng tôi đầu tư xây dựng trang trại trên diện tích 5ha. Từ khâu chọn giống, chăn nuôi đều theo tiêu chuẩn VietGAP nên trứng gà Tân An hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, cơ sở có thể tự sản xuất cám, phối trộn thức ăn nên chất lượng rất đảm bảo. So với trứng gà khác, trứng gà Tân An có đặc trưng riêng như quả to, bóng đẹp, lòng đỏ nhiều, thơm, hàm lượng chất đạm, khoáng chất phù hợp là thực phẩm bổ dưỡng với người già và trẻ em.
Hiện nay, trang trại gà Tân An mỗi ngày cung cấp cho thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận khoảng 36.000 quả trứng. Việc xây dựng nhãn hiệu “Trứng gà Tân An” đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi để trang trại phát triển bền vững và mở rộng thị trường tiêu thụ trứng gà tại các đầu mối cao cấp, đồng thời giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm tốt hơn. Ngoài trứng gà Tân An, sản phẩm rau an toàn của Quảng Yên cũng đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Quảng Yên”. Với sự kiện quan trọng này, rau an toàn Quảng Yên đã khẳng định được vị trí trên thị trường, hứa hẹn đem lại thu nhập cao hơn cho người nông dân.
Rời phường Tân An (TX Quảng Yên), chúng tôi đến Đông Triều để tìm hiểu về cây na dai của địa phương này. Na dai Đông Triều vốn là 1 trong 24 sản phẩm được hỗ trợ để xây dựng thương hiệu của tỉnh. Theo tìm hiểu của chúng tôi, na dai được du nhập từ những năm 1970 về vùng đồi Việt Dân (Đông Triều), sau đó lan rộng ra các vùng lân cận, trở thành cây trồng khá phổ biến trên địa bàn. Do phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương nên cây na dai phát triển khá tốt.
So với các sản phẩm cùng loại của địa phương khác, na dai Đông Triều có những đặc trưng riêng biệt, đồng thời cũng là lợi thế của loại quả này như: Quả to, vỏ mỏng, vị ngọt đậm, mùi thơm, không cát. Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác để nâng cao năng suất, chất lượng và kéo dài thời gian thu hoạch như việc thụ phấn bổ sung, định quả… đã làm tăng chất lượng sản phẩm, tăng thời gian thu hoạch tránh bị ép cấp, ép giá. Đến nay, na dai đã trở thành cây kinh tế chủ lực của Đông Triều với diện tích trồng gần 900ha, tập trung ở các xã Việt Dân (220ha), An Sinh (430ha), Tân Việt (55ha)… với sản lượng trung bình đạt khoảng 6.000 tấn/năm. Mùa vụ năm 2013, bà con nông dân tiếp tục có một mùa bội thu “được mùa, được giá” với sản phẩm na dai, thu nhập bình quân từ 250-300 triệu đồng/ha, tăng từ 30-50 triệu đồng/ha. Hiện nay sản phẩm na dai Đông Triều không chỉ được tiêu thụ trong tỉnh mà người tiêu dùng các tỉnh bạn cũng rất ưa chuộng.
Đặc biệt, năm 2012, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể na dai Đông Triều” cho sản phẩm na dai của địa phương, đến nay sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Để cây na dai phát triển bền vững, huyện Đông Triều đã quy hoạch vùng sản xuất na dai đảm bảo chất lượng, đồng thời phối hợp cùng các đơn vị tổ chức nhiều đợt tập huấn quy trình trồng na dai theo hướng VietGAP cho hộ nông dân trên địa bàn.
Đến nay, nhiều sản phẩm đặc trưng của các địa phương khác như: Chả mực Hạ Long, gà Tiên Yên, hải sản Cô Tô, rượu Ba kích Quảng Ninh… cũng đã được xây dựng thương hiệu, góp phần tăng năng suất, chất lượng, mang lại đổi thay cho kinh tế – xã hội của địa phương.
Đồng thời với việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh cũng tiến hành triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) với mục đích phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thống văn hoá, danh thắng vốn dĩ là các tiềm năng lợi thế của các vùng miền chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân. Triển khai chương trình, các địa phương đang tích cực vào cuộc, thành lập ban điều hành, xây dựng kế hoạch, lựa chọn sản phẩm chủ lực có lợi thế để tập trung chỉ đạo thực hiện phát triển sản phẩm, xây dựng quy hoạch vùng sản xuất, địa điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Để thuận lợi cho việc tiêu thụ cũng như quảng bá sản phẩm, tất cả các sản phẩm OCOP sẽ được đưa vào các điểm bán hàng tập trung ở các chợ lớn, khu du lịch, điểm dừng chân đưa đón khách du lịch…
Đặc biệt tại Lễ hội hoa anh đào Hạ Long 2014 vừa qua, tỉnh đã tổ chức một gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm của chương trình OCOP. Tại gian hàng trưng bày 52 sản phẩm của 13 địa phương thuộc 5 dòng sản phẩm: Thực phẩm – ẩm thực; đồ uống; đồ gốm lưu niệm; thảo dược và dịch vụ du lịch đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân, khách du lịch tham quan lễ hội. Ông Trần Đình Hoàng (phường Hà Khánh, TP Hạ Long) cho biết: Ngoài việc tham quan lễ hội, tìm hiểu về văn hoá Nhật Bản, gian hàng OCOP của tỉnh cũng thu hút khá đông người dân khi đến với lễ hội. Thông qua chương trình này, người tiêu dùng được tiếp cận với các sản phẩm có thương hiệu đặc trưng cho từng vùng, miền trên địa bàn toàn tỉnh và hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, còn khách du lịch có điều kiện tìm hiểu tổng quan về các sản vật của địa phương.
Với hướng đi tiên phong, đúng đắn của tỉnh trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng miền, các sản vật sẽ có điều kiện trở thành sản phẩm chủ lực, đặc trưng mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoa
Cuối năm 2013, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã chính thức công nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Trứng gà Tân An” cho các hộ chăn nuôi ở phường Tân An (TX Quảng Yên). Thực tế, trứng gà Tân An lâu nay không còn xa lạ với người tiêu dùng bởi chất lượng tốt, giá thành phải chăng. Tuy nhiên, khi chưa được xây dựng thương hiệu, sản phẩm bán trên thị trường không có bao bì, nhãn mác nên thường bị trà trộn bán lẫn với các loại trứng gà khác có chất lượng thấp, dẫn đến việc tăng lợi nhuận cho các đối tượng thương mại trung gian. Chưa kể đến việc không có thương hiệu, tiếng nói của người sản xuất trên thị trường không cao, khó tiếp cận được các thị trường cao cấp.
Khách tham quan tìm hiểu tại gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP ở Lễ hội hoa anh đào Hạ Long 2014.
Là người tiên phong trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi tại địa phương, chị Phạm Thị Nguyệt Dung, chủ trang trại gà Tân An cho biết: Xuất phát từ tâm huyết với nghề chăn nuôi của địa phương, tôi xác định chỉ có sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, tập trung mới góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương. Do vậy gia đình tôi quyết tâm học hỏi kinh nghiệm các trang trại chăn nuôi lớn tại các tỉnh bạn và mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại đạt tiêu chuẩn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi gà lấy trứng. Từ nguồn vốn 15 tỷ đồng chúng tôi đầu tư xây dựng trang trại trên diện tích 5ha. Từ khâu chọn giống, chăn nuôi đều theo tiêu chuẩn VietGAP nên trứng gà Tân An hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, cơ sở có thể tự sản xuất cám, phối trộn thức ăn nên chất lượng rất đảm bảo. So với trứng gà khác, trứng gà Tân An có đặc trưng riêng như quả to, bóng đẹp, lòng đỏ nhiều, thơm, hàm lượng chất đạm, khoáng chất phù hợp là thực phẩm bổ dưỡng với người già và trẻ em.
Hiện nay, trang trại gà Tân An mỗi ngày cung cấp cho thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận khoảng 36.000 quả trứng. Việc xây dựng nhãn hiệu “Trứng gà Tân An” đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi để trang trại phát triển bền vững và mở rộng thị trường tiêu thụ trứng gà tại các đầu mối cao cấp, đồng thời giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm tốt hơn. Ngoài trứng gà Tân An, sản phẩm rau an toàn của Quảng Yên cũng đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Quảng Yên”. Với sự kiện quan trọng này, rau an toàn Quảng Yên đã khẳng định được vị trí trên thị trường, hứa hẹn đem lại thu nhập cao hơn cho người nông dân.
Rời phường Tân An (TX Quảng Yên), chúng tôi đến Đông Triều để tìm hiểu về cây na dai của địa phương này. Na dai Đông Triều vốn là 1 trong 24 sản phẩm được hỗ trợ để xây dựng thương hiệu của tỉnh. Theo tìm hiểu của chúng tôi, na dai được du nhập từ những năm 1970 về vùng đồi Việt Dân (Đông Triều), sau đó lan rộng ra các vùng lân cận, trở thành cây trồng khá phổ biến trên địa bàn. Do phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương nên cây na dai phát triển khá tốt.
So với các sản phẩm cùng loại của địa phương khác, na dai Đông Triều có những đặc trưng riêng biệt, đồng thời cũng là lợi thế của loại quả này như: Quả to, vỏ mỏng, vị ngọt đậm, mùi thơm, không cát. Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác để nâng cao năng suất, chất lượng và kéo dài thời gian thu hoạch như việc thụ phấn bổ sung, định quả… đã làm tăng chất lượng sản phẩm, tăng thời gian thu hoạch tránh bị ép cấp, ép giá. Đến nay, na dai đã trở thành cây kinh tế chủ lực của Đông Triều với diện tích trồng gần 900ha, tập trung ở các xã Việt Dân (220ha), An Sinh (430ha), Tân Việt (55ha)… với sản lượng trung bình đạt khoảng 6.000 tấn/năm. Mùa vụ năm 2013, bà con nông dân tiếp tục có một mùa bội thu “được mùa, được giá” với sản phẩm na dai, thu nhập bình quân từ 250-300 triệu đồng/ha, tăng từ 30-50 triệu đồng/ha. Hiện nay sản phẩm na dai Đông Triều không chỉ được tiêu thụ trong tỉnh mà người tiêu dùng các tỉnh bạn cũng rất ưa chuộng.
Đặc biệt, năm 2012, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể na dai Đông Triều” cho sản phẩm na dai của địa phương, đến nay sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Để cây na dai phát triển bền vững, huyện Đông Triều đã quy hoạch vùng sản xuất na dai đảm bảo chất lượng, đồng thời phối hợp cùng các đơn vị tổ chức nhiều đợt tập huấn quy trình trồng na dai theo hướng VietGAP cho hộ nông dân trên địa bàn.
Đến nay, nhiều sản phẩm đặc trưng của các địa phương khác như: Chả mực Hạ Long, gà Tiên Yên, hải sản Cô Tô, rượu Ba kích Quảng Ninh… cũng đã được xây dựng thương hiệu, góp phần tăng năng suất, chất lượng, mang lại đổi thay cho kinh tế – xã hội của địa phương.
Đồng thời với việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh cũng tiến hành triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) với mục đích phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thống văn hoá, danh thắng vốn dĩ là các tiềm năng lợi thế của các vùng miền chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân. Triển khai chương trình, các địa phương đang tích cực vào cuộc, thành lập ban điều hành, xây dựng kế hoạch, lựa chọn sản phẩm chủ lực có lợi thế để tập trung chỉ đạo thực hiện phát triển sản phẩm, xây dựng quy hoạch vùng sản xuất, địa điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Để thuận lợi cho việc tiêu thụ cũng như quảng bá sản phẩm, tất cả các sản phẩm OCOP sẽ được đưa vào các điểm bán hàng tập trung ở các chợ lớn, khu du lịch, điểm dừng chân đưa đón khách du lịch…
Đặc biệt tại Lễ hội hoa anh đào Hạ Long 2014 vừa qua, tỉnh đã tổ chức một gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm của chương trình OCOP. Tại gian hàng trưng bày 52 sản phẩm của 13 địa phương thuộc 5 dòng sản phẩm: Thực phẩm – ẩm thực; đồ uống; đồ gốm lưu niệm; thảo dược và dịch vụ du lịch đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân, khách du lịch tham quan lễ hội. Ông Trần Đình Hoàng (phường Hà Khánh, TP Hạ Long) cho biết: Ngoài việc tham quan lễ hội, tìm hiểu về văn hoá Nhật Bản, gian hàng OCOP của tỉnh cũng thu hút khá đông người dân khi đến với lễ hội. Thông qua chương trình này, người tiêu dùng được tiếp cận với các sản phẩm có thương hiệu đặc trưng cho từng vùng, miền trên địa bàn toàn tỉnh và hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, còn khách du lịch có điều kiện tìm hiểu tổng quan về các sản vật của địa phương.
Với hướng đi tiên phong, đúng đắn của tỉnh trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng miền, các sản vật sẽ có điều kiện trở thành sản phẩm chủ lực, đặc trưng mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoa