Kinh tế Việt Nam sẽ lung lay?
Cán cân thương mại Việt Nam-Trung Quốc mất quân bình rất lớn, tổng trị giá hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2013 là 36,9 tỷ USD. Ngược lại Việt Nam đã xuất khẩu 13,3 tỷ USD hàng hóa sang trung quốc, phần lớn là nông thủy sản, khoáng sản.Nếu Trung Quốc trừng phạt thì nền kinh tế Việt Nam sẽ lung lay, ngành dệt may da giày xuất khẩu có thể gặp khủng hoảng vì phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập của Trung Quốc. Hơn nữa kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sản cũng bị ảnh hưởng lớn, vì tổng lượng mặt hàng này xuất qua Trung Quốc chiếm tỷ lệ hơn 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước.
Có mặt ở Philippines để tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới khu vực Đông Á, tối 21/5/2014 TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn từ Manila nhận định:
Trong mọi tình huống phải luôn luôn chủ động để đảm bảo được thị trường xuất khẩu cả chính ngạch và tiểu ngạch.“Trước hết trong khi Việt nam đấu tranh để bảo vệ chủ quyền đang diễn biến, thì chuyện kinh doanh buôn bán thương mại giữa hai nước vẫn diễn ra một cách bình thường và chúng ta cũng mong muốn nó diễn ra bình thường. Tuy nhiên là trong mọi tình huống phải luôn luôn chủ động để đảm bảo được thị trường xuất khẩu cả chính ngạch và tiểu ngạch. Chính vì thế công tác nghiên cứu thị trường, công tác chuẩn bị thị trường hiện nay đang được đẩy mạnh. Và chỉ không có trong trường hợp xấu mà đến khi xảy ra gây khó khăn chúng ta mới phải lo chuyện này. Trong thời gian gần đây vấn đề thị trường của Việt Nam rõ ràng là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu để mở rộng nó ra, chọn những thị trường đa dạng hơn, thị trường cao cấp hơn. Khâu phát huy thị trường hiện nay được đẩy mạnh khá tốt và tôi nghĩ là không chỉ riêng vấn đề thị trường Trung Quốc mà trên các thị trường khác ở châu Âu, ở châu Mỹ, ở các nước bắc Âu so với các nước bắc Á thì hoạt động nghiên cứu tiếp thị diễn ra rất mạnh.”
-TS Đặng Kim Sơn
Trong số các mặt hàng nông sản chiến lược của Việt Nam phụ thuộc thị trường tiêu thụ Trung Quốc, năm 2013 Việt Nam xuất chính ngạch sang Trung Quốc hơn 2 triệu tấn gạo chiếm 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu, ngoài ra thương nhân còn xuất tiểu ngạch qua biên giới phía bắc khoảng 1,6 triệu tấn gạo nữa. Cùng năm 2013, Việt Nam xuất qua Trung Quốc 507.000 tấn mủ cao su chiếm 47% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.
Mặc dù trong quá khứ rất nhiều lần Trung Quốc bất ngờ cấm biên làm hàng hóa xuất tiểu ngạch ứ đọng ở cửa khẩu, làm nhiều mặt hàng nông sản bị hư hỏng gây thiệt hại cho nông dân. Tuy vậy phải nhìn nhận rằng con đường xuất khẩu tiểu ngạch đã góp phần tiêu thụ nông sản cho nông dân, trong bối cảnh Việt Nam bị động về thị trường tiêu thụ nông sản.
Cần thay đổi phương cách tiếp thị
Trước tình hình Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Việt Nam đã ba tuần lễ và chưa có dấu hiệu di dời, cũng như chuyện Trung Quốc đưa 4 tàu thủy sơ tán hơn 3.000 công nhân người Hoa khỏi Hà Tĩnh sau các vụ biểu tình bạo động, nhiều thương nhân e ngại Trung Quốc có thể làm khó khăn đối với hàng hóa Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Thạc sĩ Hoàng Việt một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông từ Saigon nhận định:Vấn đề thị trường của Việt Nam rõ ràng là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu để mở rộng nó ra, chọn những thị trường đa dạng hơn, thị trường cao cấp hơn.“Thông báo mới nhất thì Trung Quốc chưa trả đũa gì cả. Nhưng mà chuyện này đã xảy ra ở Việt Nam từ rất nhiều năm, thương lái Trung Quốc qua Việt Nam mua nhiều mặt hàng rất là lạ và ngược lại những mặt hàng Việt Nam xuất qua Trung Quốc như dưa hấu, mủ cao su, hạt điều chẳng hạn thì Trung Quốc lập ra những rào cản kỹ thuật, những nông sản này không để được lâu cho nên nó hạ giá hàng loạt và làm cho đời sống của người nông dân rất là khó khăn, đó là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp. Còn từ căng thẳng giữa hai bên trên biển này, giữa một Trung Quốc tuyên bố chính thức để trả đũa Việt Nam về kinh tế như là đối với Philippines thì cho đến bây giờ chưa có thông tin về chuyện đó.”
-TS Đặng Kim Sơn
Căng thẳng với Trung Quốc đặt ra những cảnh báo mới về vấn đề xuất khẩu hàng hóa qua Trung Quốc cả tiểu ngạch cũng như chính ngạch. TS Đặng Kim Sơn nhận định:
“Xuất nhập tiểu ngạch có những rủi ro, cả về tình trạng gian lận thương mại, lẫn tình trạng rủi ro về khối lượng về thời gian về các tiêu chuẩn chất lượng… Trong tương lai càng sớm càng tốt phải tính lại chuyện này để đảm bảo xuất khẩu tiểu ngạch mang tính chất chính quy hơn. Ngay cả chuyện xuất khẩu chính ngạch cũng như tiểu ngạch đều phải biết rõ mục tiêu cuối cùng, địa điểm cuối cùng cũng như các tiêu chuẩn và tính cách của khách hàng rõ ràng hơn.”
Theo lời TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn: Dù có xảy ra tình hình khó khăn với Trung Quốc hay không, thì quá trình tái cơ cấu lại nền nông nghiệp Việt Nam cũng phải thay đổi phương cách tiếp thị thương mại và phát triển thị trường. Theo lời ông, bây giờ đã đến lúc phải tiến hành nghiên cứu cẩn thận thị trường và xúc tiến thương mại một cách bài bản trước hết với những sản phẩm Việt Nam coi là sản phẩm chiến lược.